Tuyên truyền - Huấn luyện
10/08/2020Vai trò của công đoàn cơ sở và an toàn vệ sinh viên trong việc nhận diện, phòng ngừa các nguy cơ rủi ro tại nơi sản xuất góp phần kéo giảm tai nạn lao động
1.
Mở
đầu
Trong
công cuộc CNH, HĐH đất nước hiện nay, ngoài những thành tựu kinh tế – xã hội
đáng ghi nhận, Việt Nam đang phải đối mặt với những thách thức to lớn về tăng
trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường (BVMT), an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ)...
Nền
sản xuất công nghiệp còn mang nặng dấu ấn của một nền công nghiệp lạc hậu về
công nghệ và thiết bị. Đa số các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ nằm rải rác trong
các đô thị và khu dân cư, cơ cấu ngành công nghiệp không hoàn chỉnh.
Sự
gia tăng nhanh chóng về số lượng doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất và việc phân
bố các cơ sở sản xuất thiếu qui hoạch đã đặt ra nhiều vấn đề phức tạp mà Việt
Nam đang phải đối mặt. Nhiều khu công nghiệp mới đang trong giai đoạn hình
thành và phát triển mạnh mẽ về cả chất và lượng với sự đầu tư của mọi thành
phần kinh tế. Một số ngành công nghiệp như: dầu khí, vật liệu xây dựng, hóa
chất, lắp ráp ô tô, điện tử, dệt – may, đồ gia dụng và chế biến nông- lâm sản-
thực phẩm đang là những ngành nhận được ưu tiên đầu tư của Chính phủ và các nhà
đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên những ngành này cũng ẩn chứa nhiều nguy cơ gây tai
nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN) cho người lao động.
Cho đến nay, chúng ta chưa thể
thống kê được đầy đủ các số liệu về TNLĐ và BNN do trong những năm gần đây, quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất ngoài quốc doanh diễn ra mạnh mẽ, đặc
biệt trong khu vực tư nhân và sản xuất nông nghiệp, số lượng các cơ sở sản xuất
(CSSX) vừa nhỏ tăng lên nhanh chóng.
Trong điều 9 và điều 10 của Luật
ATVSLĐ 2015 có nêu vai trò của các cấp công đoàn, đặc biệt là công đoàn cơ sở,
trong đó có mạng lưới an toàn vệ sinh viên (ATVSV) phải:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá
nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp bảo đảm ATVSLĐ, thực hiện các biện pháp khắc phục, kể
cả trường hợp phải tạm ngừng
hoạt động khi phát hiện nơi làm việc có yếu tố có hại hoặc yếu tố nguy hiểm đến
sức khỏe, tính mạng của con người trong quá trình lao động.
- Kiến nghị với
người sử dụng lao động (NSDLĐ), cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện các biện
pháp bảo đảm ATVSLĐ, khắc phục hậu quả sự cố kỹ thuật gây mất ATVSLĐ, TNLĐ và
xử lý hành vi vi phạm pháp luật về ATVSLĐ.
- Tham gia với
người sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch, quy định,
nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, cải thiện điều
kiện lao động.
Một trong những
công việc quan trọng để làm giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp là phải
nhận diện, phân tích các nguy cơ rủi ro có thể xuất hiện tại nơi sản xuất và từ
đó có các giải pháp phòng ngừa và kiểm sóat các nguy cơ đó. Báo cáo này đề cập
đến vấn đề nhận diện, phòng ngừa các nguy cơ tại nới sản
xuất, nhằm giúp cho cán bộ công đoàn cơ sở và ATVSV có thể tham gia với cơ sở
sản xuất làm tốt công tác ATVSLĐ góp phần kéo giảm tai nạn lao động nhằm nâng cao vai
trò của tổ chức công đoàn.
2.
Nhận dạng và
đánh giá nguy cơ
Một trong những "nguyên nhân gốc
rễ" của thương tích nơi làm việc, bệnh tật và sự cố là không xác định hoặc
nhận ra các mối nguy hiểm hiện diện hoặc có thể đã được dự đoán. Một yếu tố
quan trọng của bất kỳ chương trình kế hoạch ATVSLĐ hiệu quả nào là một quá
trình chủ động, liên tục để xác định và đánh giá những mối nguy hiểm như vậy.
Để xác định và đánh giá được các mối
nguy hiểm, Cán bộ phụ trách ATVSLĐ của công đoàn và ATVSV phải thường xuyên:
-
Thu
thập và xem lại thông tin về các nguy cơ hiện diện hoặc có khả năng xảy ra tại
nơi làm việc.
-
Tiến
hành kiểm tra nơi làm việc thường xuyên để xác định các mối nguy hiểm mới có
thể có hoặc tái diễn, các mối nguy hiểm tiềm ẩn và những thiếu sót trong kế
hoạch ATVSLĐ của CSSX.
-
Hồi
cứu các sự cố tại vị trí làm việc tương tự đã xảy ra ở các CSSX tương tự trong,
ngoài nước và xác định các xu hướng thương tích, bệnh tật và nguy cơ có thể xảy
ra.
-
Tiến
hành đánh giá rủi ro cho từng vị trí, theo từng cấp độ rủi ro để có kế hoạch
phòng ngừa, kiểm soát và ứng cứu.
Để giúp các cán bộ phụ trách ATVSLĐ của
công đoàn và ATVSV nhận dạng và đánh giá nguy cơ được tốt, chúng tôi xin giới
thiệu 5 bước tiến hành như sau:
-
Bước
1: Thu thập thông tin hiện có về mối nguy hiểm tại nơi làm việc
-
Bước
2: Kiểm tra nơi làm việc để xác định các mối nguy hiểm có thể gây thương tích
-
Bước
3: Xác định mối nguy hiểm cho tính mạng và sức khỏe NLĐ
-
Bước
4: Tiến hành xác định nguy cơ rủi ro có thể xẩy ra trên các vị trí làm việc
-
Bước
5: Đánh giá mức độ nguy hại cho các mối nguy và xác định các biện pháp kiểm
soát.
Sau đây, chúng ta sẽ phân tích cụ thể
các bước đã nêu.
1. Bước 1: Thu thập thông tin hiện có về mối nguy hiểm
tại nơi làm việc
Thông tin về các mối nguy hiểm tại nơi
làm việc có thể đã có sẵn trong các hướng dẫn mà cơ sở sản xuất đã xác lập.
Trên cơ sở đó, công đoàn và ATVSV thu
thập, tổ chức xem xét các thông tin để xác định loại nguy hiểm nào có thể xảy
ra và NLĐ nào có thể là nạn nhân hoặc bị phơi nhiễm. Thông tin có sẵn tại nơi
làm việc sẽ bao gồm:
-
Hướng
dẫn vận hành thiết bị và máy móc.
-
Tờ
dữ liệu an toàn hóa chất (MSDS) do các nhà sản xuất hóa chất hoặc cơ quan
chuyên môn cung cấp.
-
Báo
cáo kiểm tra và tự kiểm tra từ doanh nghiệp, các
đơn vị tư vấn, cơ quan quản lý nhà nước.
-
Hồ
sơ về các chấn thương và bệnh tật trước đó trong các biên bản TNLĐ và báo cáo
điều tra sự cố.
-
Các
mẫu của chấn thương và bệnh thường xuyên xảy ra.
-
Kết
quả giám sát, đánh giá môi trường lao động và hồ sơ y tế.
-
Các
chương trình, kế hoạch ATVSLĐ hiện có (bao gồm cả các qui trình quản lý an
toàn, quản lý phương tiện bảo vệ cá nhân…).
2. Bước 2: Kiểm tra nơi làm việc xác định các mối nguy
hiểm có thể gây thương tích
Các mối nguy hiểm tại các vị trí làm
việc có thể sẽ thay đổi theo thời gian khi các máy móc, thiết bị và quy trình
sản xuất thay đổi; thiết bị hoặc dụng cụ bị bào mòn, các chi tiết máy đến giới
hạn mỏi, quên bảo trì hoặc công tác vệ sinh công nghiệp kém. Nếu CSSX coi trọng
và thường xuyên kiểm tra các mối nguy hiểm cho các vị trí làm việc có thể giúp
xác định những thiếu sót để có thể giải quyết chúng trước khi xảy ra sự cố.
Để có thể thực hiện công tác này, công
đoàn và ATVSV cần tiến hành kiểm tra thường xuyên tất cả các hoạt động sản xuất,
các thiết bị máy móc, các khu vực làm việc và cơ sở vật chất nhà xưởng. Yêu cầu
cán bộ phụ trách ATVSLĐ của DN tham gia vào đội kiểm tra và trao đổi với họ về
các mối nguy hiểm mà họ thấy hoặc báo cáo.
Cán bộ công đoàn cần ghi chép đầy đủ các
nội dung kiểm tra và lưu lại để sau này có thể xác minh rằng các điều kiện nguy
hiểm được sửa chữa. Chụp ảnh hoặc quay video các khu vực có vấn đề để tạo thuận
lợi cho cuộc trao đổi thảo luận về cách kiểm soát chúng, và để sử dụng như một
tư liệu hỗ trợ huấn luyện định kỳ cho NLĐ.
Đối tượng kiểm tra này bao gồm tất cả các
công đoạn sản xuất và phục vụ sản xuất, chẳng hạn như kho lưu trữ và kho bãi,
cơ sở và thiết bị bảo trì, xe nâng hàng, xe điện nội bộ, các phương tiện vận
chuyển ( xe tải, xe gòong,...); công tác mua săm nguyên vật liệu, vật tư và các hoạt động của các nhà thầu, nhà thầu
phụ và cả NLĐ hợp đồng ngắn hạn.
Sử
dụng các bảng kiểm để liệt kê các mối nguy hiểm:
3. Các mối nguy hiểm cơ học (vật văng bắn, vật
rơi, sắc nhọn…)
4. Các mối nguy hiểm về trơn trượt,
vấp ngã (làm việc trên cao, bậc thang, nơi ẩm ướt, hố sâu...)
5. Các mối nguy hiểm về điện (cầu
dao, mối nối, ổ cắm, dây dẫn...)
6. Hoạt
động thiết bị (bộ phận truyền động, bộ phận quay, bộ phận chuyển dộng...)
7. Các mối nguy hiểm về nhiệt (lò nung, lò sấy,
vật gia công nóng...)
8. Công
tác bảo trì thiết bị
9. Công
tác PCCC
10. Tổ
chức công việc và quy trình xử lý (bao gồm nhân sự và lập kế hoạch).
3.
Bước 3: Xác
định mối nguy hiểm cho sức khỏe
Xác định sự tiếp xúc của NLĐ với các
mối nguy hiểm cho sức khỏe thường phức tạp hơn việc xác định các mối nguy hiểm
gây thương tích. Ví dụ, khí và hơi, các bức xạ có hại có thể vô hình, thường
không có mùi, và có thể không ảnh hưởng ngay tới sức khỏe. Mối nguy hiểm về sức
khỏe bao gồm:
4.
Các
mối nguy hiểm vật lý (nhiệt độ, ẩm độ, tốc độ gió, tiếng ồn, rung động, bức xạ
có hại, ánh sáng...)
Xác định các nguy cơ vật lý là xác định
bất kỳ sự tiếp xúc nào với tiếng ồn quá mức (> 85 dBA), nhiệt độ cao (trong
nhà và ngoài trời), hoặc các nguồn bức xạ ion hóa (vật liệu phóng xạ, tia X,
...); bức xạ điện từ trường...
5.
Các
mối nguy hiểm hóa học (hơi hóa chất, hơi dung môi, chất kết dính, sơn, bụi độc
hại, vv),
Xác định mối nguy hiểm hóa học là xem
xét hướng dẫn an toàn hóa chất (MSDS) và nhãn sản phẩm để xác định hóa chất tại
nơi làm việc có giới hạn tiếp xúc thấp, dễ bay hơi hoặc được sử dụng với số
lượng lớn hoặc không gian không được xử lý. Xác định các hoạt động có thể dẫn
đến tiếp xúc với cơ quan hô hấp, da với hóa chất.
6.
Cac
mối nguy hiểm sinh học (Virus, nấm, bệnh truyền nhiễm...)
Xác định mối nguy hiểm sinh học là xác
định xem NLĐ có thể tiếp xúc với nguồn bệnh truyền nhiễm, nấm mốc, thực vật độc
hại hoặc độc hại hoặc vật liệu có nguồn gốc động vật (lông hoặc da) có khả năng
gây ra phản ứng dị ứng hoặc hen suyễn nghề nghiệp.
Tiến hành đánh giá phơi nhiễm định
lượng là khi có thể, bằng cách đề nghị doanh nghiệp lấy mẫu không khí rồi xét
nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc thiết bị đo nhanh.
7.
Các
yếu tố nguy cơ làm việc (mang vác vật nặng, cường độ lao động, thao tác đơn
điệu lặp đi lặp lại, rung động. làm việc trên cao (>2m), thao tác đơn điệu
lặp đi lặp lại...).
8.
Công đoàn cơ sở tham gia rà soát hồ sơ y tế
của NLĐ, có thể hữu ích trong việc xác định các mối nguy hiểm sức khỏe liên
quan đến phơi nhiễm tại nơi làm việc.
Xem xét hồ sơ y tế là để xác định các
trường hợp chấn thương cơ xương, kích ứng da hoặc viêm da, mất thính lực hoặc
bệnh phổi có thể liên quan đến phơi nhiễm tại nơi làm việc.
4. Bước 4: Tiến hành xác định nguy cơ có thể xẩy ra
trên các vị trí làm việc
Các sự cố tại nơi làm việc bao gồm các
thương tích, bệnh tật, các báo cáo về các mối liên quan khác cho chúng ta dấu
hiệu rõ ràng về nơi có các mối nguy hiểm. Bằng cách điều tra kỹ các sự cố và
báo cáo, chúng ta sẽ xác định các mối nguy hiểm có khả năng gây nguy hại. Mục
đích của việc xác định này là để xác định nguyên nhân gốc rễ (thường có nhiều
hơn một nguyên nhân) của nguy cơ tại vị trí làm việc tương ứng, để ngăn chặn nguy
cơ thành rủi ro.
Có nhiều phương pháp để xác định nguy
cơ, mà ta thường gọi là đánh giá rủi ro. Đơn giản là đặt câu hỏi "Tại sao?"
và "Điều gì dẫn đến sự cố?" Ví dụ, nếu một bộ phận thiết bị, máy bị lỗi,
cách đặt vấn đè sẽ là: "Tại sao nó xảy ra?" "Nó có được duy tu
bảo trì đúng cách không” và "Sự cố này có thể được ngăn chặn như thế
nào?" Tương tự như vậy, một phân tích sự cố tốt không dừng lại đến kết
luận NLĐ đã gây ra lỗi. Mà cần có thêm những câu hỏi như sau: "NLĐ có được
cung cấp các công cụ và thời gian thích hợp để thực hiện công việc không?"
"NLĐ có được đào tạo đầy đủ không?", "Việc giám sát NLĐ như thế
nào?" và vai trò của ATVSV ở đó như thế nào?
5. Bước 5: Đánh giá mức độ nguy hại cho các mối nguy và
xác định các biện pháp kiểm soát.
Bước tiếp theo là đánh giá và hiểu các
mối nguy hiểm được xác định và các loại sự cố có thể xảy ra do NLĐ tiếp xúc với
những mối nguy hiểm đó. Thông tin này có thể được sử dụng để tiến hành các biện
pháp kiểm soát mối nguy tạm thời, đồng thời theo thứ tự ưu tiên các mối nguy
hiểm để lên kế hoạch kiểm soát lâu dài.
Để thực hiện, chúng ta đánh giá từng mối
nguy bằng cách xem xét mức độ nghiêm trọng của các nguy cơ, khả năng xảy ra sự
việc, khả năng tiếp xúc và số lượng NLĐ có thể bị phơi nhiễm.
Sau khi nhận diện và đánh giá, sử dụng các
biện pháp kiểm soát tạm thời để bảo vệ người lao động cho đến khi có thể triển
khai nhiều giải pháp lâu dài hơn.
Ưu tiên các mối nguy hiểm có nguy cơ lớn nhất phải được giải quyết trước tiên. Tuy nhiên, công đoàn cần lưu ý NSDLĐ có nghĩa vụ liên tục kiểm soát tất cả các mối nguy hiểm được đánh giá là nghiêm trọng và để bảo vệ NLĐ.
3. Phòng ngừa và kiểm soát nguy cơ nhằm
giảm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
Theo Luật ATVSLĐ (2015), NSDLĐ phải
tiến hành các biện pháp kiểm soát hiệu quả bảo vệ NLĐ khỏi các mối nguy hiểm
tại nơi làm việc; giúp tránh thương tích, bệnh tật và sự cố; giảm thiểu hoặc
loại bỏ các rủi ro về an toàn và sức khỏe; và giúp người sử dụng lao động cung
cấp cho NLĐ những điều kiện làm việc an toàn và hợp vệ sinh. Các quy trình được
mô tả trong phần này sẽ giúp công đoàn cơ sở
tham gia với NSDLĐ ngăn ngừa và kiểm soát các mối nguy hiểm được xác
định trong phần trước nhằm kéo giảm TNLĐ&BNN tại nơi sản xuất của mình.
`Để kiểm soát và ngăn chặn hiệu quả các
nguy cơ rủi ro cho tính mạng và sức khỏe NLĐ, công đoàn tác động và giám sát để
NSDLĐ thực hiện các giải pháp sau:
- Nâng cao nhận
thức cho NLĐ để họ có thể có sự hiểu biết tốt nhất về các điều kiện tạo ra
mối nguy hiểm và hiểu biết phương thức phòng ngừa TNLĐ&BNN.
- Xác định và đánh
giá các giải pháp để kiểm soát các mối nguy hiểm tại CSSX.
- Xây dựng kế
hoạch kiểm soát nguy cơ rủi ro để hướng dẫn việc lựa chọn và thực hiện kiểm
soát theo kế hoạch đã đề ra.
- Xây dựng các kế
hoạch với các biện pháp phòng ngừa trong các trường hợp khẩn cấp và các sự
cố bất thường ngoài dự kiến.
- Định kỳ đánh giá
tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro hiện có để xác
định tính hiệu quả hiện tại và so sánh với các biện pháp mới tốt hơn, đáng
tin cậy hơn hoặc ít tốn kém hơn, nhằm có kế hoạch thay thế áp dụng biện
pháp mới.
Quá trình tiến hành được xác định theo
qui trình:
3.1.
Xác định các giải pháp phòng ngừa
Rất nhiều cách thu thập thông tin giúp
cho công đoàn cơ sở kiểm tra các giải pháp phòng ngừa các mối nguy hiểm mà DN
đã áp dụng. Trước khi chọn bất kỳ giải pháp phòng ngừa nào, công đoàn cần yêu
cầu NSDLĐ cho NLĐ biết về tính khả thi và hiệu quả của giải pháp đó để họ biết,
tham gia và yên tâm làm việc với mục đích nâng cao năng suất lao động.
Để tiến hành cùng với NSDLĐ đánh giá phân tích các mối nguy, công đoàn
và ATVSV cần tổ chức thu thập và xem xét các
dữ liệu liên quan để xác định loại nguy hiểm nào có thể xuất hiện tại nơi làm
việc của mình và NLĐ nào có thể bị phơi nhiễm. Dữ liệu có sẵn tại nơi làm việc
có thể bao gồm:
- Xem xét các
nguồn dữ liệu như các tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật, qui định vận hành,
tài liệu của nhà sản xuất và báo cáo kỹ thuật của các máy móc thiết bị
đang sử dụng để xác định các giải pháp phòng ngừa tốt nhất.
- So sánh với các
giải pháp phòng ngừa đang được sử dụng tại các nơi làm việc khác và xác
định xem chúng có hiệu quả tại nơi làm việc tương tự của CSSX mình hay
không.
- Tham khảo ý kiến
NLĐ tại vị trí đó để xem họ có thể đề xuất gì thêm và đánh giá các giải
pháp phòng ngừa dựa trên kiến thức của họ về cơ sở, thiết bị và quy
trình làm việc.
- Đối với các mối
nguy hiểm phức tạp, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia về an toàn
và sức khỏe của các viện khoa học ATVSLĐ hay của Hội ATVSLĐ VN.
3.2. Lựa chọn giải pháp kiểm soát
Tùy thuộc vào mức độ rủi ro và khả năng
kinh tế của từng DN mà công đoàn có thể tham gia với NSDLĐ để lựa chọn giải
pháp phòng ngừa hợp lý về đảm bảo an toàn và kinh tế. Tuy nhiên, trong khả năng
của DN mình nên chọn các giải pháp khả thi nhất, hiệu quả và lâu dài nhất.
Để thực hiện các giải pháp này, cần
phải:
- Loại bỏ hoặc
kiểm soát tất cả các mối nguy hiểm nghiêm trọng (các nguy cơ có thể gây tử
vong hoặc gây tổn hại nghiêm trọng về thể chất cho NLĐ và dây chuyền công
nghệ) ngay lập tức.
- Áp dụng giải
pháp tạm thời trong khi triển khai kế hoạch phát triển và thực hiện các
giải pháp lâu dài hơn.
- Chọn các giải
pháp cải thiện theo một hệ thống phân cấp, nhấn mạnh các giải pháp kỹ
thuật (bao gồm loại bỏ hoặc thay thế) trước, sau đó là thực hành công việc
an toàn, kiểm soát hành chính và cuối cùng là phương tiện bảo vệ cá nhân.
- Tránh chọn các
giải pháp có thể trực tiếp hoặc gián tiếp sản sinh ra các mối nguy hiểm
mới. Ví dụ, làm sạch ô nhiễm không khí trong không gian kín cho NLĐ nhưng
lại làm giảm oxy trong không gian đó, hoặc sử dụng biện pháp chống ồn lại làm
cho NLĐ khó nghe báo động dự phòng.
- Xem xét và thảo
luận các giải pháp phòng ngừa với đại diện NLĐ để đảm bảo rằng các biện
pháp đã có là khả thi và hiệu quả.
- Sử dụng kết hợp
các giải pháp phòng ngừa khi không có phương pháp nào bảo vệ hoàn toàn cho
người lao động.
3.3.
Xây dựng và cập nhật kế hoạch kiểm soát nguy cơ
Công đoàn cần yêu cầu DN xây dựng kế
hoạch kiểm soát nguy cơ, trong đó có các giải pháp cụ thể để phòng ngừa các
nguy cơ rủi ro. Một kế hoạch hiệu quả là kế hoạch tiến hành trước tiên để giải
quyết các mối nguy hiểm nghiêm trọng. Giải pháp tạm thời là cần thiết khi cần
phòng ngừa những mối nguy hiện hữu, nhưng cần có kế hoạc trung hạn để đảm bảo
kiểm soát hiệu quả, lâu dài mọi mối nguy hiểm cho dù nhỏ nhất. Điều quan trọng
là phải theo dõi và định kỳ kiểm soát để luôn xác nhận các giải pháp phòng ngừa
vẫn đang có hiệu quả (ít nhất là một lần/ năm).
Để thực hiện bước này, DN cần:
- Liệt kê các nguy
cơ cần kiểm soát theo thứ tự ưu tiên.
- Chỉ định trách
nhiệm vận hành (theo dõi) giải pháp phòng ngừa cho người cụ thể có trách
nhiệm hoặc có khả năng thực hiện các giải pháp.
- Phải xác định
thời hạn thực hiện (tiến độ) các bước của kế hoạch phòng ngừa.
- Lập kế hoạch nghiệm
thu, đánh giá tính hiệu quả của các giải pháp sau khi triển khai lắp đặt.
3.4.
Xây dựng các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ người lao động trong các trường hợp
khẩn cấp.
Kế hoạch kiểm soát nguy cơ phải bao gồm
các điều khoản để bảo vệ người lao động trong các hoạt động sản xuất không tuân
thủ qui định an toàn (do các nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan) và
các trường hợp khẩn cấp có thể lường được trước. Tùy thuộc vào vị trí làm việc
của NLĐ, các nguy đó có thể là: cháy và nổ; hóa chất; vật liệu nguy hiểm tràn;
tắt thiết bị không có kế hoạch; hoạt động bảo trì không thường xuyên; thiên tai
và thời tiết khắc nghiệt; bạo lực nơi làm việc; khủng bố; dịch bệnh (ví dụ, đại
dịch cúm); hoặc các trường hợp y tế khẩn cấp.
Để thực hiện bước này, DN cần:
- Xây dựng các quy
trình kiểm soát các mối nguy hiểm có thể phát sinh trong quá trình sản
xuất khi NLĐ không tuân thủ qui định an toàn (ví dụ, loại bỏ bao che máy,
các bộ phận truyền động…).
- Xây dựng hoặc
sửa đổi các kế hoạch để kiểm soát các mối nguy hiểm có thể phát sinh trong
các tình huống khẩn cấp.
- Trang bị các
phương tiện để kiểm soát các mối nguy hiểm liên quan đến việc ứng cứu khẩn
cấp.
- Phân công trách
nhiệm thực hiện kế hoạch ứng cứu khẩn cấp.
- Tiến hành các
cuộc diễn tập ứng cứu khẩn cấp để đảm bảo việc phối hợp giữa các bộ phận trong
các tình huống khẩn cấp.
4.
Kết luận
Để phòng ngừa TNLĐ cho NLĐ, công tác nhận
dạng các nguy cơ
để phòng ngừa, kiểm soát chúng nhằm kéo
giảm tai nạn lao động trong sản xuất là rất quan trọng. Bởi vì, nguy cơ rủi ro có thể mang đến những hậu
quả nặng nề. Nguy cơ rủi ro có thể được giảm thiểu bằng cách kiểm soát hoặc
loại bỏ các mối nguy hiểm nhằm giảm sự tiếp xúc của người lao động với các mối
nguy hiểm đó.
Công đoàn Việt Nam là một tổ chức công
đoàn ít ỏi trên thế giới có đội ngũ cán bộ làm công tác ATVSLĐ vừa mạnh về số
lượng, vừa có chất lượng trong cả 4 cấp. Công đoàn Việt Nam quản lý viện khoa
học an toàn vệ sinh lao động với hơn 200 nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật và một
hệ thống phòng thí nghiệm đạt chuẩn quốc gia, hàng năm triển khai nhiều công
trình nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất phục vụ người lao động; quản lý 2
trường đại học đào tạo dài hạn cán bộ chuyên môn về ATVSLĐ (duy nhất ở khu vực
Châu Á-Thái Bình Dương), hàng năm cung cấp hàng trăm kỹ sư cho các CSSX, các
cấp công đoàn, các trường đại học và viện nghiên cứu. Ngoài ra, theo luật
ATVSLĐ, công đoàn còn được giao tổ chức và quản lý mạng lưới ATVSV trong các
CSSX trên toàn quốc. Vì thế, việc tham gia có hiệu quả công tác phòng ngừa các
nguy cơ rủi ro tại nơi sản xuất góp phần kéo giảm tai nạn lao động là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của tổ chức công đoàn Việt Nam nhằm bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của NLĐ là “được làm việc trong một môi trường an toàn và hợp
vệ sinh”.
TIN MỚI
-
Phát động tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng công nhân năm 2022
-
Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động khám phát hiện và tư vấn điều trị sức khỏe nghề nghiệp miễn phí cho người lao động
-
Điện lực miền Bắc triển khai các phương án phòng chống thiên tai
-
Biến thể Delta và sự bùng phát dịch trở lại
-
Thủ tướng Nhật bản Suga xin lỗi vì bệnh amiăng của công nhân xây dựng