Tin tức - Sự kiện
02/02/2020TỌA ĐÀM: “THÚC ĐẨY THỰC HIỆN QUYỀN LAO ĐỘNG VÀ QUYỀN CÔNG ĐOÀN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỘI NGHỀ NGHIỆP VÀ HỘI KHKT
Ngày 3/5/2018, tại Hà Nội,
Viện Công nhân và Công đoàn, thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm: “Thúc
đẩy thực hiện quyền lao động và quyền công đoàn thông qua hoạt động của các Hội
Nghề nghiệp và các Hội Khoa học Kỹ thuật đóng góp vào việc thực hiện Tiêu chuẩn
lao động quốc tế cơ bản ở Việt Nam”. Tới dự và chủ trì Hội thảo có PGS. TS. Vũ
Quang Thọ, viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn, cùng các cán bộ thực hiện Dự
án “Thúc đẩy thực hiện quyền lao động và quyền công đoàn” và gần 30 đại biểu, đại
diện cho các Hội nghề nghiệp và Hội KHKT…thuộc Liên Hiệp các Hội KHKT Việt Nam,
trong đó có Hội ATVSLĐ VN.
Trong phát biểu đề dẫn, đồng chí Vũ Quang Thọ cho biết Dự
án đã tiến hành khảo sát 10 tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Nhiều hội còn e dè,
ngần ngại cung cấp thong tin. Về chức năng tư vấn, phản biện xã hội, nhiều hội
địa phương cho rằng lãnh đạo địa phương ít quan tâm, việc đưa chức năng này vào
hoạt động của các hội nhiều khi chỉ “làm đẹp” mà thôi, chứ không thục chất. Thậm
chí có nơi còn “can thiệp vào công việc của các hội, trong đó có cả việc “giới
thiệu”, đề cử nhân sự chủ chốt của các hội.
Đại diện nhốm khảo sát thuộc Dự án cho biết trong các điều
ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thì có 2 tiêu chuẩn cơ bản của người lao động
là tôn trọng quyền tự do liên kết và ký kết Họp đồng lao động và ký kết thỏa ước
lao động tập thể.
Nhóm khảo sát cũng nêu kết quả thống kê đến cuối tháng 2
năm 2016, cả nước có 67.627 tổ chức hội các loại, trong đó có khoảng 498 hội cấp
TW, 3639 hội cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW. Mục tiêu của Dự án là thúc đẩy
thực hiện Luật Lao động và Luật Công đoàn. Các hoạt động của Dự án là: nghiên cứu
nhu cầu, tập huấn và vận động, tọa đàm, tham vấn…
10 địa phương được khảo sát là Yên Bái, Hà Nội, Hải Dương,
Hà Tĩnh, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ.
Khảo
sát 10 địa phương nêu trên cho thấy trong số khoảng 800 hội có đăng ký thì chỉ
có khoảng 350 hội có hoạt động. Nhiều hội có cả cán bộ đương chức và nghỉ hưu,
và các hội đặc thù hoạt động thuận lợi và hiệu quả hơn.
Có
9 ý kiến thâm luận tại Hội thảo. Đa số các tham luận đều trăn trở về việc Nhà
nước chậm thông qua luật về Hội. Nhiều địa phương ít quan tâm đến hoạt động của
hội, nhất là ít tham vấn ý kiến các hội trước khi ban hành các quyết sách trên
địa bàn. Nhiều hội dành nhiều công sức, trí tuệ góp ý cho các quyết sách, chủ
trương…của ngành, địa phương nhưng không được thù lao, không được tiếp thu một
cách khách quan…, nhất là khi nêu cái yếu, cái sai.
Nhiều
tham luận cũng nêu vấn đề khó khăn về trụ sở làm việc, về tài chính, về quan hệ
với các cơ quan công quyền…
Tổng
kết Hội thảo, đồng chí Vũ quang Thọ nhấn mạnh về ý nghĩa tích cực trong hoạt động
của các hội vào phát triển KT-XH của đất nước, khẳng định giá trị thực tiễn của
việc ra đời các hội, nó làm tăng tính dân chủ của xã hội, góp phần làm tốt hơn
những công việc mà Nhà nước không nhất thiết phải làm; tổ chức công đoàn trong
các hội là cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động.
TIN MỚI
-
Hội thảo khoa học chuyên đề “Chuyển đổi số về An toàn vệ sinh lao động trong bối cảnh mới”
-
Ra mắt Chi hội An toàn, vệ sinh lao động Hải Phòng
-
Tọa đàm “Nâng cao công tác an toàn vệ sinh lao động, kéo giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động”
-
Văn hóa an toàn - “sức mạnh” bảo vệ người lao động
-
NHỮNG TRANH LUẬN XUNG QUANH TÁC HẠI CỦA AMIĂNG TRẮNG.