Amiang
11/04/2019TÁC HẠI CỦA AMIĂNG TRẮNG ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI (Thông tin của Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam)
1. Tất
cả
các loại Amiăng bao gồm cả Amiăng trắng đều gây ung thư
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư
Quốc
tế
(IARC) thuộc Tổ chức Y tế thế giới đã có đủ bằng chứng trên người và thực nghiệm để xếp tất cả các loại Amiăng vào NHÓM 1 là nhóm các chất
gây ung thư ở người. Tạp chí chuyên đề số 100C của IARC gần đây nhất năm 2012 đã nêu “đã có đủ bằng chứng là tất cả các loại Amiăng, bao gồm cả
Amiăng
trắng,
đều
gây ung thư ở người”.
Amiăng xâm nhập vào cơ
thể
và gây hại chủ yếu qua đường hô hấp, khi người
lao động
và người sử dụng hít phải bụi hô hấp có chứa bụi Amiăng phát tán trong môi trường
lao động
cũng
như
không khí gần nơi có thể phát sinh bụi Amiăng.
Các công việc tiếp xúc bụi chủ yếu trong
quy trình sản xuất (xé bao, nghiền, trộn)
hay trong sử dụng
tại cộng đồng
khi người dân khoan, cắt, phá dỡ, đập các tấm lợp, vật liệu có chứa Amiăng.
Tác hại của
Amiăng
trắng
đến
sức
khoẻ
người
lao động
và cộng
đồng
được
biết
đến
là gây bệnh bụi phổi–Amiăng, ung thư phổi, ung thư trung biểu
mô ác tính (màng phổi, màng bụng, màng tim), mảng
màng phổi, tràn dịch và dày màng phổi,
ung thư thanh quản, buồng trứng (được gọi chung là bệnh liên quan đến
Amiăng).
Người
tiếp
xúc với Amiăng thường phát bệnh sau khi tiếp xúc rất
lâu từ 20-40 năm nên thường đến khi người lao động
nghỉ
hưu
mới
mắc
bị
bệnh.
Amiăng
là chất gây ung thư nghề nghiệp ước tính gây ra một
phần
ba số
ca tử
vong do ung thư nghề nghiệp trên toàn thế giới.
Việc
phát hiện và chẩn đoán các bệnh liên quan đến
Amiăng
khó khăn đặc biệt với tuyến y tế cơ sở. Điều trị tốn kém nhưng tiên lượng bệnh
thường
rất
xấu
(chỉ
từ
6 tháng đến 2 năm như đối với ung thư trung biểu mô).
2. Tổ chức
Y tế
thế
giới
(WHO) và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) khuyến nghị
các nước “Cách tốt nhất để loại trừ các bệnh do Amiăng gây ra là ngừng
sử
dụng
tất
cả
các loại Amiăng”. Năm 1986 ILO đã ban hành Công ước
số
162 về sử dụng an toàn Amiăng. Tuy nhiên từ 01/6/2006 ILO đã
có Khuyến nghị nêu rõ tất cả các loại Amiăng bao gồm cả Amiăng trắng đều được phân loại là chất
gây ung thư ở người và đề nghị không sử dụng Công ước 162 để làm lý do tiếp tục
sử
dụng
Amiăng.
Đã có đủ bằng chứng khoa học trên thế giới chứng minh sử dụng Amiăng trắng gây ung thư. Các nước không nên làm lại các nghiên cứu để chứng minh tác hại gây ung thư của Amiang trắng vì 2 lý do sau:
(i) Thời gian trung bình gây ung thư
trung biểu mô là 40 năm.
Một nghiên cứu theo dõi dọc về
tác hại của Amiăng lên người tiếp xúc là không thực
tế
và cực
kỳ
tốn
kém.
(ii) Nếu
thực
hiện
nghiên cứu trong 20-40 năm tới, sẽ có thêm hàng triệu
người
dân tiếp xúc với Amiăng và những hậu quả về y tế công cộng mà các nước đang
sử
dụng
phải
đối
mặt
sẽ
cực
kỳ
nặng
nề.
Tổ
chức
Y tế
thế
giới
khuyến
cáo không nên lặp lại nghiên cứu tương tự như việc nghiên cứu vấn
đề
tác hại của thuốc lá hay rượu bia đối với sức khỏe con người.
3. Trên thế giới hiện nay có đã có 54 quốc
gia đã
chính thức cấm sử dụng Amiăng, 70 nước không có thông tin về
việc
tiêu thụ và sử dụng Amiăng, 44 nước báo cáo sử dụng
ít hơn
500 tấn/năm (chủ yếu dùng hạn chế cho cơ khí, chuyên ngành đặc
thù); 27 nước báo cáo sử dụng trên 500 tấn/năm
trong đó chỉ có 7 nước sử dụng trên 50.000 tấn
gồm
3 nước
có khai thác và xuất khẩu Amiăng (Nga, Brazil và Trung Quốc), và 4 nước nhập
khẩu
(Việt
Nam, Ấn độ, Indonesia và Uzbekistan).
4.Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) có quyết định
ngày 12/3/2001 khẳng định “quyền của các nước thành viên trong việc
cấm
nhập
và sử
dụng
vật
liệu
chứa
các chất gây ung thư như Amiăng trắng…”.
Chính phủ Úc có hướng
dẫn
năm
2016 yêu cầu không được sử dụng Amiăng cho các công trình xây dựng
được
Chính phủ Úc tài trợ (2016).
Ngân
hàng Thế giới đã ban hành hướng dẫn xây dựng để giảm sử dụng Amiăng (2009) trong các dự
án xây dựng trên khắp thế giới và đã đưa ra các khoản vay lãi suất
thấp
và hỗ
trợ
kỹ
thuật
cho các nước đang phát triển để tránh sử dụng
chất
chứa
amiăng
và để
sử
dụng
vật
liệu
thay thế bất cứ khi nào có thể
5.Việt Nam đã tham gia Công ước
Rotterdam từ năm 2007. Việt Nam đã
thống nhất ủng
hộ đưa Amiăng
trắng vào danh mục Phụ
lục III của Công ước
Rotterdam trong hội nghị tháng 5 năm
2017. Đây là danh sách các hóa chất phải làm thủ tục thỏa thuận thông báo trước đối
với
một
số
hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật nguy hại trong thương mại
quốc
tế
nhằm
bảo
vệ
sức
khỏe
con người và môi trường.
Trong số 154 nước thành viên tham gia Công ước,
chỉ
có 6 nước phản đối đưa Amiăng trắng vào danh mục Phụ
lục
III của Công ước Rotterdam (gồm Nga, Ấn
Độ,
Syria, Zimbabwe, Ukraine và Kazakhstan).
6. Hiện có nhiều sản phẩm tấm lợp sử dụng các nguyên liệu
thay thế cho tấm lợp chứa Amiăng, đảm bảo an toàn, chi phí hợp
lý và đã xuất khẩu cho nhiều nước trên thế giới.
7. Ngày 5 tháng 8 năm 2014, Tổ chức
Y tế
thế
giới
khu vực Tây Thái Bình Dương và Tổ chức Lao động Quốc tế khu vực Châu Á Thái Bình Dương
đã
có thư gửi Chính phủ Việt Nam về các bệnh liên quan đến Amiăng
và lo ngại về việc Amiăng trắng đang tiếp tục được sử dụng trong các loại vật
liệu
xây dựng và các sản phẩm khác tại Việt Nam.
8.Chính phủ Việt Nam thông qua Bộ
Khoa học và Công nghệ cũng đã có thư ngày 25 tháng 12 năm
2014 khẳng định cam kết của Chính phủ Việt
Nam trong việc nghiên cứu, xây dựng lộ trình cụ thể để thực hiện mục tiêu dừng sử dụng Amiăng trong sản xuất
tấm
lợp
vào năm 2020.
TIN MỚI
-
Hội thảo khoa học chuyên đề “Chuyển đổi số về An toàn vệ sinh lao động trong bối cảnh mới”
-
Ra mắt Chi hội An toàn, vệ sinh lao động Hải Phòng
-
Tọa đàm “Nâng cao công tác an toàn vệ sinh lao động, kéo giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động”
-
Văn hóa an toàn - “sức mạnh” bảo vệ người lao động
-
NHỮNG TRANH LUẬN XUNG QUANH TÁC HẠI CỦA AMIĂNG TRẮNG.