Amiang

11/12/2019

Nạn nhân amiăng và vấn đề bồi thường tại các nước phát triển

Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức lao động thế giới không chỉ cung cấp những nghiên cứu khoa học liên quan đến bệnh tật do amiăng, gánh nặng tài chính chi phí cho điều trị bệnh từ amiăng, mà còn cung cấp những bằng chứng chi trả cho việc tháo gỡ công trình có amiăng và việc đền bù cho các nạn nhân amiăng từ các nước phát triển để các nước đang phát triển sử dụng amiăng có bài học cảnh tỉnh.

Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức lao động thế giới không chỉ cung cấp những nghiên cứu khoa học liên quan đến bệnh tật do amiăng, gánh nặng tài chính chi phí cho điều trị bệnh từ amiăng, mà còn cung cấp những bằng chứng chi trả cho việc tháo gỡ công trình có amiăng và việc đền bù cho các nạn nhân amiăng từ các nước phát triển để các nước đang phát triển sử dụng amiăng có bài học cảnh tỉnh.

Theo đó, các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Australia sản xuất và sử dng các sản phẩm amiăng đạt đỉnh điểm vào những năm 1970. Đến năm 2014, WHO ước có tới 107.000 người chết vì các bệnh liên quan đến amiăng. Hiện ở 11 quốc gia công nghiệp phát triển đã sử dụng amiăng ở mức 2,0 – 5,5kg/người/năm khoảng 25 năm trước có tỷ lệ người mắc ung thư trung biểu mô (ung thư ác tính đặc trưng do amiăng) là từ 14 đến 35 trường hợp/triệu người/năm.

Tháng 3/2007, GS. Ken Takahashi, chuyên gia về dịch tễ học môi trường, Giám đốc Trung tâm hợp tác về sức khỏe nghề nghiệp của WHO, Trường ĐH Sức khỏe lao động và môi trường Nhật Bản khẳng định mối liên hệ rõ ràng và hợp lý giữa lượng amiăng quốc gia được sử dụng trong những năm  1960 - 1969 và tỷ lệ tử vong liên quan đến amiăng trong những năm 2000 – 2004: cứ thêm 1kg amiăng được sử dụng bình quân đầu người hàng năm trong một quận, sẽ tăng 2,4 lần tỷ lệ mắc bệnh ung thư biểu mô.

 Tại Hội thảo quốc tế về sáng kiến amiăng châu Á lần thứ 5, Busan (Hàn quốc) năm 2012, WHO đã công bố đánh giá các chi phí y tế và chăm sóc hỗ trợ xã hội liên quan đến bệnh ung thư trung biểu mô tại 15 nước châu Âu. Theo đó, nước Anh đứng đầu với 1891 trường hợp tử vong với tổng chi phí điều trị 30.065651,94 Euro.Ytalia đúng thứ 2 với 1235 trường hợp tử vong và 19.635684,9 Euro. Nước Đức đứng thứ 3 với 1063 trường hợp tử vong với tổng số tiền chi phí y tế 16.900998,42 Euro. Nước Pháp đứng thứ 4 với 826 trường hợp tử vong và số tiền chi phí y tế là 13.132854,48 Euro…

Australia là một trong những quốc gia sử dụng rộng rãi amiăng trong các công trình xây dựng, bao gồm cả nhà ở và trường học. Tổng thư ký Công đoàn ngành chế tạo Bang NSW, đại diện Công đoàn Thép quốc tế - ông Paul Bastian cho biết, hiện tại, Australia là nước có tỷ lệ người chết do amiăng cao nhất thế giới. Cho tới năm 2003, đã có 7.500 ca mắc bệnh ung thư trung biểu mô và dự báo đến năm 2020, số ca mắc bệnh sẽ lên tới 18.000 người. Ủy ban Y tế và An toàn nghề nghiệp Quốc gia Australia (NOHSC) ước tính chi phí t vong cho mỗi nạn nhân amiăng từ 1.500.000 đến 6.100.000 đô la Úc. Chi phí cho nạn nhân điều trị bệnh bụi phổi là 182.200 đô la Úc, chi phí cho nạn nhân ung thư phổi và ung thư trung biểu mô là 667.000 đô la Úc.

Ở Hoa kỳ, một quỹ đặc biệt được thành lập để bồi thường các nạn nhân amiăng, trong đó các hãng bảo hiểm và các công ty đóng góp 114 tỷ USD. WHO ước tính rằng trong vài thập kỷ tới các nước châu Âu sẽ phải tiếp tục chi phí khoảng 528,6 tỷ USD cho khoảng 400.000 trường hợp tử vong do ung thư trung biểu mô.

 Cũng theo tính toán của WHO, các nước Tây Âu và Hoa Kỳ đã chi phí khoảng 280 tỷ USD cho việc xử lý chất thải amiăng bao gồm  loại bỏ tiếp xúc với amiăng, loại bỏ amiăng và tăng cường giám sát y tế.

Nạn nhân amiăng cũng đã tự đứng lên bảo vệ quyền lợi của mình. Điển hình nhất là trường hợp những công nhân cũ của Công ty Italia Eternit đã kiện tỷ phú Stephan Schmidheiny (Thụy Sỹ) là chủ Công ty này ra tòa. Đây là công ty sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng amiăng trong các năm 1970 - 1980. Trong thời điểm đó, hàng ngàn người làm việc cho Công ty này đã bị nhiễm bệnh do tiếp xúc với amiăng và 3.000 người đã thiệt mạng. Năm 2012, Stephan Schmidheiny bị tuyên án 16 năm tù. Bản án đã được nâng lên 18 năm trong phiên phúc thẩm năm 2013.

Tuy nhiên, Tòa tối cao Italia (ngày 19/11/2014) đã tuyên tỷ phú Stephan Schmidheiny trắng án, vì cho rằng bằng chứng trước đây buộc tội ông Schmidheiny cho đến nay không còn hiệu lực, bởi thời hiệu khởi kiện đã hết hạn từ năm 1998 – 12 năm kể từ khi Công ty Eternit phá sản. Và hiện nay, chất sợi amiăng đã không được tìm thấy tồn tại trong môi trường.

Mặc dù tuyên bố trắng án, nhưng tỷ phú Schmidheiny sẽ phải tiếp tục Chương trình bồi thường cho người dân và công nhân bị ảnh hưởng bởi amiăng. Từ năm 2008, khoảng 44 triệu Franc Thụy Sĩ (CHF) đã được thanh toán cho 1.500 người. Hơn 6 triệu CHF khác đã được đầu tư vào nghiên cứu ung thư do amiăng gây ra. Đối với những nạn nhân và gia đình nạn nhân, sự đền bù này vẫn không thỏa đáng. Hàng trăm người có mặt ở phiên tòa đã hét to “đáng xấu hổ” sau khi nghe tuyên án.

Không chỉ có người dân phải đối, Thượng nghị sĩ Roberto Delle Seta và Francesco Ferrante cũng cho rằng, bản án dành cho tỷ phú Schmidheiny đồng nghĩa với việc các nạn nhân trong vụ án amiăng sẽ bị “2 lần chết”. Chủ tịch khu vực Piedmont, Sergio Chiamparino, chỉ trích phán quyết chứng minh một lần nữa rằng hệ thống tư pháp Italia không hoạt động.

Luật sư của các nạn nhân Sergio Bonetto cho rằng: "Amiăng vẫn tiếp tục là kẻ sát nhân giấu mặt. Đỉnh điểm trong các trường hợp tử vong dự kiến sẽ xảy ra cho đến năm 2025. Vì vậy, các thảm họa môi trường vẫn còn tiếp tục".

 

Gia đình các nạn nhân phản đối phán quyết của tòa, yêu cầu công lý cho các nạn nhân của amiăng. Tagesspiegel